Hướng Dẫn Cách Làm Ví Da Handmade Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
- May 29, 2024
- 0 Comment
Hướng dẫn này sẽ đưa bạn qua từng bước của các kỹ thuật cơ bản, từ việc chọn lựa nguyên liệu phù hợp đến cắt, khâu và hoàn thiện chiếc ví của bạn.
Bạn sẽ tìm hiểu về các dụng cụ cần thiết, cách làm việc với da, và những mẹo nhỏ để cá nhân hóa chiếc ví của mình.
Thích hợp cho những ai yêu thích làm đồ thủ công và những người mới bắt đầu làm việc với da, hướng dẫn này sẽ trang bị cho bạn mọi kỹ năng cần thiết để tạo ra một chiếc ví da bền đẹp và phong cách mà bạn có thể tự hào.
Sau đây sẽ là những bước chi tiết.
Thiết kế mẫu rập là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình làm ví da, giúp định hình kích thước và hình dạng của ví. Bạn có thể vẽ rập thủ công trên giấy hoặc sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa để tạo mẫu chính xác.
Sau khi đã hoàn tất rập giấy và kiểm tra lại chất lượng của nó ( rập có bị rách, hư hỏng hay lệch…) , bước tiếp theo trong quy trình sản xuất ví da là chuyển rập lên trên da. Đây là giai đoạn quan trọng, yêu cầu sự chính xác cao để đảm bảo mỗi bộ phận của ví khi hoàn thành sẽ có hình dạng và kích thước đúng theo thiết kế. Dưới đây là các bước chi tiết:
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị dụng cụ cần thiết như bút dạ hoặc bút bạc… sử dụng những loại bút có thể đánh dấu rõ ràng trên da nhưng dễ xóa hoặc mờ đi trong quá trình xử lý sau này.
Đặt rập giấy lên bề mặt da và giữ cố định để rập không bị xê dịch, có thể sử dụng vật nhỏ có trọng lượng nặng hoặc kẹp để giữ cố định trên bề mặt da.
Dùng bút đã chuẩn bị vẽ theo đường biên của rập trên da. đảm bảo dấu vẽ đủ rõ để khi cắt không gây nhầm lẫn nhưng cũng không quá đậm để làm hỏng bề mặt da
Sau khi vẽ xong tất cả các rập cần vẽ thì kiểm tra lại xem có sai sót nào không, ví dụ như các đường vẽ không rõ ràng, bị gãy hoặc không đúng với rập, bạn cần chỉnh sửa lại ngay bằng cách nhẹ nhàng xóa và vẽ lại.
Để cắt thô bạn cần chuẩn bị một dao cắt da sắc bén. dao cắt da có thể là dao thẳng ( utility knife ) và một thước kim loại thẳng
Đặt da trên một bề mặt phẳng và sạch, đảm bảo không có vật cản nào dưới tấm da để tránh gây hư hại khi cắt, sử dụng vật có trọng lượng hoặc kẹp để giữ da cố định vị trí trên bề mặt phẳng, tránh xê dịch trong quá trình cắt.
Giữ dao ở góc thích hợp, thường là 30- 45 độ so với về mặt da, để đảm bảo độ sắc và hiệu quả khi cắt.
Bạn cắt sơ bộ xung quanh khu vực đánh dấu khoảng 0.5 đến 1cm so với đường vẽ. điều này tạo ra một “ Lề ‘’ cho việc cắt chuẩn hơn ở các bước sau.
Sau khi cắt cần kiểm tra lại để đảm bảo rằng không có phần nào bị sót hoặc cắt không đủ sâu dẫn đến tình trạng da bị rách khi cố tách các phần.
Nếu có máy lạng da thì bước lạng da này sẽ nhanh và dễ hơn rất nhiều. nhưng nếu bạn không có máy lạng thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết dưới đây.
( Với điều kiện không có máy lạng )
Chuẩn bị dụng cụ để lạng:
Xác định vị trí cần lạng:
Dán lớp da lót : thoa một lớp keo dán mỏng lên mặt sau của da lót, sau đó áp da lót vào vị trí tương ứng trên da ngoài đã được lạng. sử dụng dụng vật có hình tròn để dễ lăn, ấn da lót vào, giúp cho keo phân bố đều và không tạo bọt khí.
Sau đó áp da lót vào vị trí tương ứng trên da ngoài đã được lạng
Kiểm tra lại mẫu rập và đường đánh dấu:
Chuẩn bị dụng cụ:
Thực hiện cắt chuẩn:
Cắt từ từ và cẩn thận theo đường đã đánh dấu, giữ dao cắt thẳng đứng để đảm bảo đường cắt sắc và đều.
Kiểm tra và chỉnh sửa đường cắt:
Chuẩn bị keo dán phù hợp:
Chuẩn bị dụng cụ thoa keo:
Đánh dấu và thoa keo lên da:
Ghép da:
Sử dụng một cuộn lăn nhỏ để lăn đều trên bề mặt, giúp keo phân bố đồng đều, không có bọt khí và da dính chặt hơn.
Kiểm tra và chỉnh sửa:
Đợi keo khô hoàn toàn:
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
Đục da: có nhiều loại đục khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bao gồm đục lỗ tròn, đục kim và đục hàng.
Búa: thường là búa nhỏ đầu cao su để gõ đục, giúp bạn hạn chế tổn hại cho đục và bề mặt da
Thước và bút đánh dấu: sử dụng để đo và đánh dấu chính xác các vị trí của các lỗ trên da.
Tấm đệm cứng: cần thiết để đặt dưới da khi đục, thường là tấm nhựa dẻo hoặc một miếng da dày, giúp lực đục được phân bố đều và tránh làm hỏng bề mặt
Các bước thực hiện
Đánh dấu các vị trí lỗ
Đánh dấu các điểm đục: với mỗi vị trí đục, làm một dấu nhỏ bằng bút làm dấu, cần đảm bảo rằng các dấu được đánh đều đặn và cách đều nhau , khoảng cách giữa các lỗ phụ thuộc vào kích thước của chỉ và kiểu may bạn muốn sử dụng.
Đặt da lên tấm đệm
Thực hiện đục lỗ:
Đặt đầu đục thằng đứng trên dấu đã đánh, giữ đục thật chắc và thẳng. gõ lên đầu đục bằng búa một lực vừa đủ mạnh để đục qua da, nhưng không quá mạnh làm rách da hoặc làm hỏng đầu đục. lặp lại quá trình này cho đến khi hoàn thành tất cả các lỗ đã đánh dấu.
Kiểm tra và điều chỉnh:
Kỹ thuật may ‘’ saddle stitch ‘’ là phương pháp may tay phổ biến trong làm ví da bởi sự bền chắc và có tính thẩm mĩ.
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
Chuẩn bị chỉ và kim:
Bắt đầu may:
Kết thúc đường may
Kiểm tra và chỉnh sửa:
Sơn Viền không chỉ giúp chiếc ví trông đẹp mắt hơn mà còn tăng cường độ bền cho các cạnh của ví, giúp chồng trầy xướng và hư hại theo thời gian
Sơn lót da ( primer ): giúp tăng cường độ bám dính của sơn viền và bảo vệ da.
Sơn viền da: chọn loại sơn chuyên dụng cho da, có thể acrylic hoặc dầu, tùy thuộc vào độ bền và kết quả mong muốn.
Cọ sơn: dùng cọ có độ dừng vừa phải để kiểm soát lượng sơn tốt.
Giấy nhám mịn: dùng để mài nhắn mép da
Thoa sơn lót: trước khi thoa viền chính, thoa một lớp sơn lót chuyên dụng để tăng độ bám dính của sơn viền. lớp lót này giúp bảo vệ da và làm đều màu sơn chính.
Đợi sơn lót khô: để sơn lót khô hoàn toàn có thể mất 10-30 phút tùy vào điều kiện môi trường
Làm mịn các cạnh: sau khi lớp sơn lót khô, sử dụng giấy nhám mài lớp sơn lót để tạo bề mặt nhẵn và đồng đều.
Lắc đều hộp sơn viền trước khi mở. sử dụng một mặt phẳng sạch để trộn sơn nếu cần điều chỉnh màu sắc.
Thoa sơn lên cạnh da: nhúng cọ vào sơn, sau đó thoa đều lên các cạnh của ví, bắt đầu từ một đầu và tiến hành thật chậm để đảm bảo đường sơn mượt mà. sử dụng lực vừa phải để sơn không tràn ra ngoài các cạnh. nếu sơn tràn ra ngoài thì nhẹ nhàng dùng ngón tay hoặc giấy mềm để lau đi.
Lớp sơn đầu tiên: thoa một lớp mỏng và đều, để sơn khô hoàn toàn trước khi thoa lớp tiếp theo. thời gian khô có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sơn và điều kiện môi trường
Thoa lớp thứ 2: sau khi lớp đầu tiên đã khô, thoa lớp thứ hai để tăng độ bền và màu sắc của viền. điều này giúp che phủ bất kỳ chỗ nào chưa đều màu từ lớp đầu. có thể cần 2-3 lớp tùy thuộc vào độ phủ và màu sắc của sơn.
Kiểm tra kỹ lưỡng: sau khi các lớp sơn đã khô, kiểm tra lại các cạnh để đảm bảo không có sơn tràn, vết nhăn hoặc khu vực thiếu sơn.
Sữa chữa nếu cần: nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào, có thể dùng giấy nhám mịn để nhẹ nhàng mài đi và thoa lại sơn tại khu vực đó
Chuyển Rập Lên Da: Độ Chính Xác Là Quan Trọng Nhất
Việc chuyển mẫu lên da cần độ chính xác cao. Chỉ một chút lệch lạc có thể gây ra vấn đề trong các bước sau. Dùng bút đánh dấu đầu nhỏ để đạt độ chính xác cao hơn và luôn kiểm tra kỹ trước khi cắt.
Khi dán keo, nếu dùng quá nhiều keo sẽ gây ra lộn xộn, còn nếu dùng quá ít thì các mảnh da sẽ không dính chặt. Trải keo đều bằng một dụng cụ nhỏ và ấn các mảnh da lại với nhau chắc chắn. Để keo có thời gian khô, đừng vội vàng vì da sẽ không dính chặt.
Các lỗ đục cần đều và thẳng hàng để đường khâu đẹp. Dùng bút bạc hoặc kim khâu để đánh dấu trước các lỗ, đảm bảo khoảng cách đều nhau. Khi đục, giữ góc và lực đều để lỗ đục đồng đều và da không bị rách.
Saddle Stitch là kỹ thuật may phổ biến trong nghề làm da. Để có đường khâu đẹp và bền, kéo sợi chỉ chặt mỗi lượt khâu nhưng đừng quá chặt để tránh biến dạng da. Sợi chỉ cần may đều nhau để có đường khâu đẹp và chắc
Sơn cạnh giúp sản phẩm đẹp hơn nhiều. Áp dụng nhiều lớp mỏng thay vì một lớp dày để tránh nhỏ giọt và đảm bảo lớp sơn đều. Mài giữa các lớp để cạnh mịn màng và bóng đẹp.
Sau khi hoàn thành tất cả các bước và có sản phẩm , kiểm tra lại ví một lần cuối. Tìm các sợi chỉ lỏng lẻo, cạnh không đều hoặc chỗ sơn bị tróc. Sửa các lỗi nhỏ này để đảm bảo ví không chỉ đẹp mà còn bền và chức năng.
Làm một chiếc ví da handmade là một hành trình thú vị, kết hợp giữa sự khéo léo và sáng tạo. Bằng cách làm theo các bước và mẹo chi tiết này, bạn có thể tạo ra một chiếc ví không chỉ hữu dụng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Hãy nhớ rằng, luyện tập sẽ làm bạn ngày càng giỏi hơn, vì vậy đừng buồn nếu có vài lỗi nhỏ ban đầu. Mỗi chiếc ví bạn làm sẽ tốt hơn chiếc trước khi bạn mài giũa kỹ năng của mình. Hãy tận hưởng quá trình và niềm vui khi tự tay tạo ra một thứ gì đó độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn.